Văn phòng luật sư Vì Dân

Trưởng văn phòng: Tiến sĩ – Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN

Trụ sở chính: Số 30, Ngõ 221, Tôn Đức Thắng, Hà Nội

Văn phòng: Số 78 Nguyễn Ngọc Doãn, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0964.558.553

Trưởng văn phòng

Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển

Luật sư Trần Đình Triển, phó chủ nhiệm đoàn luật sư thành phố Hà Nội, là một trong những luật sư hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, ông đã tham gia giải quyết nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp và được đánh giá cao bởi cả khách hàng và các đồng nghiệp trong ngành luật.

Luật sư Trần Đình Triển: Vụ Hồ Duy Hải cần nhìn thẳng sự thật để phán quyết

Tư vấn Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo thông tin sơ bộ của quý khách hàng trao đổi trên Vì Dân xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh Nghiệp 2014;
  • Bộ Luật lao động 2012.

Theo khoản 3 Điều 200 Luật Doanh nghiệp quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

“3. Trong trường hợp tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.”

Như vậy, đối với người lao động thì trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, công ty phải đạt được sự thỏa thuận với người lao động về quyền lợi, việc làm như trả lương chờ việc, tạm ngừng thực hiện hợp đồng vì công ty tạm ngừng kinh doanh,… Khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh thì công ty phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với ngươi lao động. Để đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của người lao động, tổ chức công đoàn cơ sở xem xét sự việc dưới góc độ pháp lý nhằm có tiếng nói trung lập để đại diện và bảo vệ cho quyền lợi người lao động.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 10 Điều 36 Bộ Luật lao động 2012 và công ty thực hiện thủ tục chi trả trợ cấp mất việc cho người lao động theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này được quy định như sau:

Điều 36: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

  1. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sát nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Điều 48: Trợ cấp thôi việc

  1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trở cấp một nửa tháng tiền lương.
  2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
  3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật về lao động, trường hợp hưởng trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc chỉ được đặt ra với trường hợp người lao động có thời gian làm việc liên tục từ 12 tháng trở lên. Tuy bạn nghỉ chờ việc ở nhà nhưng vẫn hưởng lương, vì thế vẫn được tính là thời gian đi làm theo hợp đồng lao động. Tuy nhiên trong trường hợp của bạn vẫn chưa đủ điều kiện để hưởng trợ cấp mất việc vì chưa làm đủ thời gian 12 tháng.

Theo quy định của pháp luật về lao động thì việc hưởng lương trong thời gian nghỉ chờ việc mới được quy định tại Điều 98 Bộ Luật lao động như sau:

Điều 98: Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

  1. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Như vậy, việc công ty cho bạn nghỉ ngừng việc vì lý do khách quan về kinh tế. Chính vì thế mà tiền lương công ty trả cho bạn sẽ phụ thuộc vào việc thỏa thuận giữa 2 bên nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn sơ bộ của Văn phòng luật sư Vì Dân, quý khách nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư Vì Dân để được tư vấn cụ thể hơn.

Các bài viết liên quan