Văn phòng luật sư Vì Dân

Trưởng văn phòng: Tiến sĩ – Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN

Trụ sở chính: Số 30, Ngõ 221, Tôn Đức Thắng, Hà Nội

Văn phòng: Số 78 Nguyễn Ngọc Doãn, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0964.558.553

Trưởng văn phòng

Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển

Luật sư Trần Đình Triển, phó chủ nhiệm đoàn luật sư thành phố Hà Nội, là một trong những luật sư hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, ông đã tham gia giải quyết nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp và được đánh giá cao bởi cả khách hàng và các đồng nghiệp trong ngành luật.

Luật sư Trần Đình Triển: Vụ Hồ Duy Hải cần nhìn thẳng sự thật để phán quyết

Tư vấn Điều chuyển công tác người lao động

Dựa trên yêu cầu và những thông tin khách hàng cung cấp, chúng tôi xin đưa ra tư vấn sơ bộ cho khách hàng về vấn đề liên quan như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật lao động 2012;

Nghị định 05/2015/NĐ-CP;

Thứ nhất, việc thay đổi hợp đồng từ không xác định thời hạn sang có thời hạn 12 tháng có đúng luật không?

Trả lời: việc thay đổi hợp đồng từ không xác định thời sang có thời hạn 12 tháng không đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định hiện nay chỉ có thể chuyển hợp đồng lao động có thời hạn sang hợp đồng không xác định thời hạn mà không thể chuyển từ hợp đồng không xác định thời hạn sang hợp đồng xác định thời hạn.

Thứ hai, về việc điều chuyển công tác đối với khách hàng

Căn cứ Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác  thì:

“1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Sự cố điện, nước;
d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động”

Do đó, thứ nhất, doanh nghiệp chỉ có quyền điều chuyển người lao động trong những trường hợp nhất định (được trích dẫn bên trên), riêng đối với trường hợp điều chuyển người lao động do nhu cầu hoạt động của công ty thì nội quy doanh nghiệp phải ghi rõ các trường hợp này.

Thứ hai, việc điều chuyển người lao động không được quá 60 ngày cộng dồn 1 năm, nếu quá 60 ngày phải có sự đồng ý của người lao động bằng văn bản. Tuy nhiên, có thể thấy thời gian điều chuyển công tác từ xí nghiệp A sang xí nghiệp B đã quá 60 ngày, và hai bên chưa thỏa thuận bằng văn bản về việc tiếp tục điều chuyển sau 60 ngày.

Thứ ba, việc điều chuyển chỉ được thực hiện trong nội bộ của công ty, theo thông tin khách hàng cung cấp thì xí nghiệp A và xí nghiệp B là 2 công ty con riêng biệt, do đó, không thể điều chuyển người lao động sang một công ty khác, vì về bản chất xí nghiệp A và xí nghiệp B là 2 công ty khác nhau.

Thứ tư, lưu ý rằng chỉ có thể chuyển hợp đồng lao động có thời hạn sang hợp đồng không xác định thời hạn mà không thể chuyển từ hợp đồng không xác định thời hạn sang hợp đồng xác định thời hạn.

Rõ ràng, xí nghiệp A đã sai khi thực hiện việc điều chuyển với lý do không rõ ràng, đặc biết là việc điều chuyển quá thời hạn quy định.

  • Vướng mắc: tuy nhiên khách hàng đã tiến hành ký hợp đồng lao động mới với doanh nghiệp B. Do A và B là hai doanh nghiệp khác nhau, do đó, việc kế kết hợp đồng lao động mới với B đồng nghĩa với việc B đã đồng ý giao kết hợp đồng mới và có thể đã chấm dứt hợp đồng lao động cũ với công ty A.

Do đó, trong trường hợp khách hàng tiến hành kí hợp đồng mới với công ty B thì những phần tích trên không còn căn cứ.

Do đó, để chắc chắn hơn, khách hàng vui lòng xem xét lại các nội dung sau:

  • Nội dung hợp đồng khách hàng đã ký với xí nghiệp (công ty) B;
  • Quyết định cho thôi việc của công ty A đối với khách hàng, bởi lẽ rất có thể để công ty B có thể kí hợp đồng, bên công ty A đã cho khách hàng nghỉ việc;
  • Trong trường hợp bên A đã cho khách hàng thôi việc, khách hàng cần xem xét đến các quyền lợi về bảo hiểm, lương,… bởi lẽ trong trường hợp này, rất có thể bên A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với người lao động, và công ty phải tiến hành chi trả các khoản lương, bồi thường cho người lao động.

Do thông tin khách hàng cung cấp còn chưa rõ ràng nên chúng tôi không thể tư vấn chắc chắn cho quý khác được. Nếu còn có điều gì thắc mắc hoặc muốn cung cấp thêm cho chúng tôi tài liệu, quý khách có thể gửi email lại.

Tiền lương như thế có đúng luật không? Yêu cầu thời gian học việc là đúng hay sai?

Trả lời: việc trả lương cũng như yêu cầu học việc như trên là sai quy định pháp luật.

Theo quy định tại khoản 3 điều 31, Bộ luật lao động thì:

“Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”

Do đó, mức lương của công việc, vị trí mới phải ít nhất bằng 85% mức lương công việc cũ.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, pháp luật không cho phép điều chuyển công tác giữa hai công ty (pháp nhân) độc lập, cộng với việc khách hàng đã ký kết hợp đồng với công ty B, do đó, việc trả lương được xem xét dựa trên hợp đồng với công ty B.

Cần lưu í rằng, khách hàng đã kí kết hợp đồng lao động chứ không phải hợp đồng học việc, và khi ký kết hợp đồng lao động thì doanh nghiệp chỉ có quyền yêu cầu khách hàng thử việc tối đa 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên và trong thời gian thử việc người lao động được hưởng ít nhất 85% mức lương chính thức. Do đó, về nguyên tắc, việc bắt người lao động nhận lương học việc khi đã kí hợp đồng lao việc là trái với quy định pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người lao động.

Trong trường hơp có thắc mắc về vấn đề này, khách hàng vui lòng gửi kèm bản scan (chụp) các tài liệu cần thiết bao gồm cả hợp đồng lao động để chúng tôi có thể tư vấn chính xác.

  • Hướng giải quyết chung: khách hàng cần liên hệ với công ty A về việc điều chuyển công tác của mình, bởi lẽ việc điều chuyển có rất nhiều điểm không hơp lý và vướng mắc.

Trên đây là tư vấn sơ bộ của Vì Dân về vấn trên, nếu có bất kỳ khó khăn nào liên quan khách hàng vui lòng liên hệ cho Văn phòng luật sư Vì Dân để được tư vấn cụ thể hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Các bài viết liên quan