Văn phòng luật sư Vì Dân

Trưởng văn phòng: Tiến sĩ – Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN

Trụ sở chính: Số 30, Ngõ 221, Tôn Đức Thắng, Hà Nội

Văn phòng: Số 78 Nguyễn Ngọc Doãn, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0964.558.553

Trưởng văn phòng

Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển

Luật sư Trần Đình Triển, phó chủ nhiệm đoàn luật sư thành phố Hà Nội, là một trong những luật sư hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, ông đã tham gia giải quyết nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp và được đánh giá cao bởi cả khách hàng và các đồng nghiệp trong ngành luật.

Luật sư Trần Đình Triển: Vụ Hồ Duy Hải cần nhìn thẳng sự thật để phán quyết

Ưu nhược điểm của hình thức mua đi bán lại bất động sản

Mua đi bán lại là một chiến lược được nhiều nhà đầu tư bất động sản, kể cả những người chưa có kinh nghiệm lẫn những người dày dặn kinh nghiệm, ưa chuộng. Dù vậy, mỗi chiến lược đầu tư đều tồn tại hai mặt ưu và nhược điểm.

Ưu điểm của hình thức mua đi bán lại

1. Thu nhập tiềm năng cao

Khác với việc cho thuê bất động sản, việc mua tài sản và sửa chữa/cải tạo rồi bán lại luôn đem về khoản lợi nhuận cao hơn đáng kể ở một thời điểm nhất định. Đặc biệt, khi thị trường tăng trưởng nóng và có lợi về phía người bán, việc mua đi bán lại có thể giúp người bán nhanh chóng thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ, vượt kỳ vọng.

2. Dễ thực hiện

Hình thức mua đi bán lại là một trong những cách mua bán/đầu tư bất động sản thông dụng, phổ biến vầ dễ hiểu nhất. Hiểu một cách đơn giản, mua đi bán lại là mua một ngôi nhà cũ, cải tạo và sửa chữa rồi bán lại với giá cao hơn để hưởng lợi nhuận. Do đó, cách thức này phù hợp với nhiều nhóm nhà đầu tư, bao gồm cả những người lần đầu bước chân vào lĩnh vực bất động sản.

3. Có thể tự do lựa chọn tài sản theo nhu cầu và khả năng tài chính

Một nhà đầu tư bất động sản/người mua nhà có thể tự do tìm kiếm những căn nhà theo mong muốn dựa trên các thuộc tính như vị trí, giá cả, mục đích,….

Khác với những hình thức đầu tư vào những thị trường khác như bán lẻ, văn phòng, logistics,… Nhà đầu tư bất động sản/người mua sẽ có nhiều lựa chọn đa dạng hơn khi thực hiện việc mua đi bán lại nhà đất.

Nhược điểm của hình thức mua đi bán lại

1. Rủi ro tài chính

Không có gì chắc chắn khi đầu tư bất động sản theo hình thức mua đi bán lại. Đôi khi các khoản phí phát sinh sẽ vượt quá tính toán của bạn, chẳng hạn như phí sửa chữa/cải tạo, phí môi giới, phí duy trì,… Do đó, việc nắm giữ tài sản chờ ngày bán lại sẽ phát sinh nhiều rủi ro về mặt tài chính.

2. Áp lực thời gian

Hình thức mua đi bán lại có thể đem về nguồn lợi nhuận lớn ngay lập tức, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi người bán không thể bán tài sản trong thời gian nhanh nhất có thể.

Thực tế, quá trình mua đi bán lại sẽ cần thời gian để xác định vị trí tài sản, phát triển kế hoạch, thương lượng với khách hàng về các thỏa thuận, hoặc để hoàn thành việc sửa chữa, cải tạo để nâng cao giá trị ngôi nhà.

Nếu nhà đầu tư/người bán mong muốn mua đi bán lại tài sản chỉ trong thời gian vài tuần thì hình thức đầu tư này khó đáp ứng được, và nó chỉ phù hợp nếu họ muốn thu lại lợi nhuận trong thời gian dài và lâu bền.

Ví dụ, trong trường hợp thị trường bất động sản lao dốc, người bán có thể sẽ gặp khó khăn hơn khi bán nhà, và sẽ phải nắm giữ tài sản của mình lâu hơn dự kiến. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới giá trị tài sản và thậm chí khiến nguồn lợi thu về ít hơn so với mong đợi.

3. Không đem về nguồn lợi ổn định

Như đã đề cập, hình thức mua đi bán lại là một trong những cách đầu tư bất động sản. Với những nhà đầu tư yêu thích sự ổn định và không muốn chịu quá nhiều rủi ro, đây dường như là cách thức không thực sự phù hợp.

Trái với việc cho thuê nhà đất, hình thức có thể cung cấp dòng tiền ổn định trong thời gian dài, việc mua đi bán lại khó có thể cung cấp điều tương tự. Hình thức này thường đem về một khoản lợi nhuận lớn ngay lập tức trong điều kiện lý tưởng, nhưng trong trường hợp không lý tưởng, nó có thể khiến nhà đầu tư/người bán phải chịu thêm các gánh nặng khác về mặt tài chính.

Các bài viết liên quan