Văn phòng luật sư Vì Dân

Trưởng văn phòng: Tiến sĩ – Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN

Trụ sở chính: Số 30, Ngõ 221, Tôn Đức Thắng, Hà Nội

Văn phòng: Số 78 Nguyễn Ngọc Doãn, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0964.558.553

Trưởng văn phòng

Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển

Luật sư Trần Đình Triển, phó chủ nhiệm đoàn luật sư thành phố Hà Nội, là một trong những luật sư hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, ông đã tham gia giải quyết nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp và được đánh giá cao bởi cả khách hàng và các đồng nghiệp trong ngành luật.

Luật sư Trần Đình Triển: Vụ Hồ Duy Hải cần nhìn thẳng sự thật để phán quyết

Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi nào theo quy định hiện hành?

Thực tế hiện nay, nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ, thống kê vụ việc ly hôn hằng năm có xu hướng ngày càng tăng cao. Nhằm đảm bảo về quyền lợi hợp pháp của con cái, cha hoặc mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi con ở cùng cha hoặc mẹ mà không ở chung với người còn lại. Vậy nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh trong mối quan hệ khi vợ chồng ly hôn, ngoài ra còn phát sinh trong những mối quan hệ nào khác nữa không? Hiểu rõ vấn đề, Văn phòng luật sư Vì Dân sẽ làm sáng tỏ nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi nào theo quy định hiện hành cũng như vấn đề pháp lý về điều kiện đối tượng được cấp dưỡng và mức chi phí cấp dưỡng hiện nay theo luật định ban hành như thế nào? Xin mời quý đọc giả theo dõi ngay bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

Cấp dưỡng trong luật hôn nhân được hiểu như thế nào?

Trong mối quan hệ hôn nhân cho đến khi kết thúc cuộc hôn nhân thì cha mẹ có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm đối với con cái. Cấp dưỡng trong luật hôn nhân được hiểu khi mối quan hệ hôn nhân đã chấm dứt, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Theo đó, khi vợ hoặc chồng không trực tiếp nuôi con, người đó sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để người còn lại thực hiện việc trực tiếp nuôi con. Đây là quy định thể hiện trách nhiệm của cha, mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung của hai vợ chồng. Dưới đây là quy định cụ thể trong luật định:

Theo khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này

Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng được thực hiện trong trường hợp: ” Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

Theo đó, khi ly hôn nếu một bên vợ hoặc chồng có khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng thì bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng tùy thuộc vào khả năng của mình. Bên nào có yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng thì bên đó có nghĩa vụ phải chứng minh được sự khó khăn, túng thiếu của mình.

Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi nào theo quy định hiện hành

Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi nào theo quy định hiện hành

Đối tượng được cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ thuộc quan hệ nhân thân và nghĩa vụ này cũng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Vậy có phải đối tượng nào cũng có quyền lợi được cấp dưỡng theo pháp luật hay không? Văn phòng luật sư Vì Dân sẽ làm sáng tỏ ngay thông qua thông tin dưới đây:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng khi người này theo quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Do đó, đối tượng được cấp tượng dưỡng bao gồm:

– Chưa thành niên;

– Đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

– Người gặp khó khăn, túng thiếu.

Đồng thời, trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, bao gồm:

– Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

+ Người thân thích;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi nào theo quy định hiện hành

Nhà nước và hệ thống pháp luật ban hành các chính sách hướng tới mục đích điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bồi dưỡng tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, tuân thủ luật pháp và đảm bảo phẩm chất đạo đức xã hội. Do đó, Nhà nước quy định nghĩa vụ cấp dưỡng nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình hay trong một cộng đồng trách nhiệm. Vậy nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi nào theo quy định hiện hành? Thông tin chi tiết có ngay bên dưới, mời quý đọc giả theo dõi!

Tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì cha mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Như vậy, không chỉ cha mẹ ly hôn mới phải cấp dưỡng cho con mà khi không sống cùng con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng thì phải cấp dưỡng cho con theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Không chỉ vậy, con cái đã thành niên không sống chung với cha, mẹ cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ trong trường hợp cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo Điều 111 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Ngoài ra, tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định thì nghĩa vụ cấp dưỡng còn xảy ra giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà nội ông bà ngoại với cháu; giữa cô dì chú cậu bác ruột và cháu ruột; giữa vợ chồng với nhau.

Đặc biệt, nghĩa vụ cấp dưỡng này không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Như vậy, có thể thấy, việc cấp dưỡng xảy ra giữa những người có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng khi không sống chung cùng nhau và người được cấp dưỡng không có khả năng lao động và tự nuôi sống bản thân chứ không hẳn chỉ xảy ra khi cha mẹ ly hôn.

Mức chi phí cấp dưỡng hiện nay

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc, nhưng hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về mức chi phí cấp dưỡng vì đó phụ thuộc và nhiều yếu tố khách quan. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng xuất phát tinh thần tự nguyện, tự do thỏa thuận giữa các bên nhằm đảm bảo về mặt lợi ích cho con, cho cháu,… Dưới đây là nội dung quy định về mức chi phí cấp dưỡng hiện nay:

Theo Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Và việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Mời bạn xem thêm

  • Người bị truất quyền thừa kế có được hưởng di sản hay không?
  • Đi làm ngày nghỉ bù có được tính lương không?
  • Thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng năm 2023 như thế nào?

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi nào theo quy định hiện hành“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

  • Facebook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp nào được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng?

Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
– Trường hợp khác theo quy định của luật.

Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử lý thế nào?

Người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
Về hành chính
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
+ Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định.
(Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Về hình sự
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, thuộc một trong hai trường hợp sau và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật Hình sự thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
– Làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự mà còn vi phạm.

5/5 – (1 bình chọn)

Các bài viết liên quan