Văn phòng luật sư Vì Dân

Trưởng văn phòng: Tiến sĩ – Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN

Trụ sở chính: Số 30, Ngõ 221, Tôn Đức Thắng, Hà Nội

Văn phòng: Số 78 Nguyễn Ngọc Doãn, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0964.558.553

Trưởng văn phòng

Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển

Luật sư Trần Đình Triển, phó chủ nhiệm đoàn luật sư thành phố Hà Nội, là một trong những luật sư hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, ông đã tham gia giải quyết nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp và được đánh giá cao bởi cả khách hàng và các đồng nghiệp trong ngành luật.

Luật sư Trần Đình Triển: Vụ Hồ Duy Hải cần nhìn thẳng sự thật để phán quyết

Đang bị án treo lại tiếp tục giết người thì bị xử phạt như thế nào?

Câu hỏi:

Xin hỏi Văn phòng luật sư Vì Dân: Em trai tôi cách đây không lâu có hành vi cố ý gây thương tích và đang được hưởng án treo. Trong thời gian hưởng án treo, em trai tôi đi chơi, xảy ra mâu thuẫn với nhóm bạn nên có dùng dao đâm tử vong 1 người. Xin hỏi trong trường hợp này em tôi có bị tử hình không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”. Trường hợp người đã bị kết án nhưng cho hưởng án treo, trong thời gian thử thách phạm tội mới, theo quy định tại khoản 5, Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Tòa án sẽ buộc người phạm tội chấp hành hình phạt của bán án trước đó và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.

Ngoài ra, khi phạm tội mới trong thời gian thử thách có thể sẽ rơi vào trường hợp tái phạm theo quy định tại khoản 1, Điều 53 Bộ luật Hình sự: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” và khi quyết định hình phạt đối với tội mới Tòa án có thể sẽ áp dụng dụng tình tiết tăng nặng “Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự.

Theo như thông tin bạn cung cấp, em trai bạn đã có hành vi dùng dao đâm dẫn đến hậu quả chết người, thì tùy thuộc vào trường hợp cụ thể liên quan đến hoàn cảnh, động cơ, mục đích phạm tội, hành vi phạm tội, mức độ và ý chỉ chủ quan của người có hành vi thì có thể bị điều tra, truy tố, xét xử về tội Cố ý gây thương tích hoặc tội Giết người. Cụ thể:

Trường hợp bị xử lý về tội Cố ý gây thương tích gây hậu quả làm chết người với mức cao nhất của khung hình phạt là 14 năm tù theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

[…]

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người

Đối với trường hợp bị điều tra, truy tố, xét xử về tội Giết người, theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự có thể phải chịu mức hình phạt từ 07 năm từ đến tù chung thân, hoặc tử hình.

 Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Có thể thấy hình phạt cao nhất đối với tội Giết người là tử hình. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự cũng quy định những trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại khoản 2, Điều 40: “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử”.

Như vậy, nếu hành vi của em trai bạn cấu thành tội Cố ý gây thương tích thì mức hình phạt cao nhất có thể đến 14 năm tù cùng với hình phạt của bản án trước đó. Trường hợp cấu thành tội Giết người, tùy thuộc vào các yếu tố chủ thể, chủ quan, khách quan, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ mà Tòa án có thể quyết định hình phạt cao nhất đến tù chung thân hoặc tử hình (nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự), đồng thời tổng hợp hình phạt của bản án trước đó.

Giet-nguoi

Xem thêm: Phạm tội giết người đi tù bao nhiêu năm?

Trên đây là nội dung tư vấn về “Đang bị án treo lại tiếp tục giết người thì bị xử phạt như thế nào?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 0964.558.553 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Các bài viết liên quan