Văn phòng luật sư Vì Dân

Trưởng văn phòng: Tiến sĩ – Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN

Trụ sở chính: Số 30, Ngõ 221, Tôn Đức Thắng, Hà Nội

Văn phòng: Số 78 Nguyễn Ngọc Doãn, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0964.558.553

Trưởng văn phòng

Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển

Luật sư Trần Đình Triển, phó chủ nhiệm đoàn luật sư thành phố Hà Nội, là một trong những luật sư hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, ông đã tham gia giải quyết nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp và được đánh giá cao bởi cả khách hàng và các đồng nghiệp trong ngành luật.

Luật sư Trần Đình Triển: Vụ Hồ Duy Hải cần nhìn thẳng sự thật để phán quyết

Chế độ ăn, mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như thế nào?


Cho tôi hỏi chế độ ăn, mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như thế nào? Câu hỏi từ chị Mai (Huế)

Người bị tạm giữ, tạm giam được quy định mức ăn là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 khoản 2 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như sau:

– Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm:

+ 17 kg gạo tẻ;

+ 15 kg rau xanh;

+ 01 kg thịt lợn;

+ 01 kg cá;

+ 0,5 kg đường;

+ 0,75 lít nước mắm;

+ 0,2 lít dầu ăn;

+ 0,1 kg bột ngọt;

+ 0,5 kg muối;

+ Gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ;

+ Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.

Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam.

Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền, có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở giam giữ.

– Định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam ốm đau, bệnh tật, thương tích do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị, nhưng không quá 02 lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường.

– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng định mức ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường được quy định trên và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ.

– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sinh con được thanh toán viện phí và được cấp 01 lần các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng chế độ ăn của trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ.

– Ngoài tiêu chuẩn ăn trên, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

– Định mức ăn đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện như quy định đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người Việt Nam;

– Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó;

– Trường hợp vì lý do đối ngoại khác sẽ do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

Chế độ ăn, mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Chế độ mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như thế nào?

Tại Điều 6 Nghị định 120/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP quy định chế độ mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần, áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân.

– Nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người gồm:

+ 01 chiếu;

+ 01 màn cá nhân;

+ 01 đôi dép;

+ 02 bộ quần áo dài;

+ 01 áo ấm mùa đông (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và 05 tỉnh Tây Nguyên)

+ 01 chăn (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và 05 tỉnh Tây Nguyên dùng chăn bông loại không quá 02 kg, các tỉnh, thành phố còn lại dùng chăn sợi).

– Người bị tạm giữ được cấp:

+ 01 bàn chải đánh răng;

+ Kem đánh răng không quá 20g;

+ 01 khăn rửa mặt;

+ 0,1 kg xà phòng, 20ml dầu gội đầu.

Khi người bị tạm giữ chuyển sang tạm giam thì tiếp tục sử dụng bàn chải đánh răng, khăn mặt theo quy định đối với người bị tạm giam.

– Người bị tạm giam được cấp:

+ 01 bàn chải đánh răng

+ 01 khăn rửa mặt dùng trong 03 tháng;

+ Kem đánh răng không quá 100g dùng trong 02 tháng;

+ Mỗi tháng được cấp 0,3 kg xà phòng, 70ml dầu gội đầu.

– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ nếu có nhu cầu được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ trị giá tương đương 02 kg gạo tẻ/người/tháng.

– Cơ sở giam giữ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam mượn quần áo theo mẫu thống nhất, áo kiểu bludong dài tay, quần dài có chun, không đóng số, màu xanh lam.

Trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ thì được chăm sóc, nuôi dưỡng theo chế độ nào?

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 120/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP quy định chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ như sau:

– Chế độ ăn của trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ được hưởng như mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với trẻ em dưới 04 tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành;

– Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật trẻ em được hưởng chế độ ăn bằng 05 lần ngày thường.

– Ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 01 tháng 6 dương lịch), tết Trung thu (ngày 15 tháng 8 âm lịch) được hưởng chế độ ăn bằng 02 lần ngày thường.

– Mỗi tháng được cấp sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ/trẻ em.

– Căn cứ vào lứa tuổi của trẻ em và điều kiện thực tế, Thủ trưởng cơ sở giam giữ hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em hoặc quy đổi thành tiền và gửi lưu ký để mẹ của trẻ em sử dụng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng.

– Trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ được cấp các đồ dùng cá nhân theo tiêu chuẩn mỗi trẻ em gồm:

+ 01 chăn

+ 01 màn phù hợp với lứa tuổi;

+ 01 bộ quần áo ấm mùa đông/01 năm (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và 05 tỉnh Tây Nguyên);

+ 01 đôi dép/06 tháng;

+ 02 bộ quần áo bằng vải thường/06 tháng;

+ 01 khăn rửa mặt/03 tháng;

+ 0,3 kg xà phòng/tháng.

– Trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ được cấp thẻ bảo hiểm y tế, chăm sóc y tế, khám chữa bệnh theo quy định của Luật Trẻ em và Luật Bảo hiểm y tế.

– Trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá, cơ sở giam giữ làm thủ tục chuyển đến cơ sở y tế của Nhà nước để điều trị; Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc trích xuất và áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam là mẹ của trẻ đi cùng để chăm sóc.

– Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ tại bệnh xá, bệnh viện trong cơ sở giam giữ và các cơ sở y tế của Nhà nước.

– Trường hợp trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ chết, kinh phí an táng được thực hiện như đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết.

– Các chế độ đối với trẻ em từ đủ 36 tháng tuổi trở lên ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội hoặc chờ gửi về thân nhân nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định.

Trân trọng!

Các bài viết liên quan