Văn phòng luật sư Vì Dân

Trưởng văn phòng: Tiến sĩ – Luật sư TRẦN ĐÌNH TRIỂN

Trụ sở chính: Số 30, Ngõ 221, Tôn Đức Thắng, Hà Nội

Văn phòng: Số 78 Nguyễn Ngọc Doãn, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0964.558.553

Trưởng văn phòng

Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển

Luật sư Trần Đình Triển, phó chủ nhiệm đoàn luật sư thành phố Hà Nội, là một trong những luật sư hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, ông đã tham gia giải quyết nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp và được đánh giá cao bởi cả khách hàng và các đồng nghiệp trong ngành luật.

Luật sư Trần Đình Triển: Vụ Hồ Duy Hải cần nhìn thẳng sự thật để phán quyết

Các website mua bán, trao đổi tiền điện tử có hợp pháp tại Việt Nam hay không

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhận được nhiều phản ánh của các tổ chức, cá nhân về các sàn mua bán, giao dịch tiền ảo và tính hợp pháp của các Sàn này tại Việt Nam. Liên quan vấn đề này, Cục có ý kiến như sau:

1. Bộ Công Thương không thực hiện xác nhận đăng ký hoặc thông báo website TMĐT cho các website cho phép đầu tư tài chính, cung cấp các sản phẩm ngoại hối, tiền điện tử dưới hình thức hoạt động sàn giao dịch TMĐT hoặc website TMĐT bán hàng.

2. Việc phát hành cung ứng và sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán ở Việt Nam là bất hợp pháp, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể

– Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 6,  Khoản 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt: 

6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.”

=> Theo quy định này, Bitcoin và các loại tiền ảo khác sẽ không được coi là phương tiện thanh toán, việc cung ứng, phát hành và sử dụng các đồng tiền ảo là không hợp pháp.

=> Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

– Thứ hai, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2017 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13), tại điểm h, Khoản 1, Điều 206 sửa đổi về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, từ 1/1/2018  nười nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả.

Các bài viết liên quan