Thứ bảy, 01.12.2012 04:40 2 tuổi mồ côi cha, đang học dở lớp 3 thì đổ bệnh, nằm liệt giường. Những năm sau đó, trên chiếc xe lăn, cậu trò nghèo ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) hàng ngày đến trường nhờ đôi tay của mẹ.
Gần 10 năm vượt lên số phận, với bao lần rơi nước mắt, nhưng cậu trò khuyết tật vẫn quyết tâm chinh phục con đường tri thức. Tiếc rằng giấc mơ của em có thể phải gác lại, khi sự gắng gượng của mẹ gần như đã quá sức.
Ngồi tiếp khách, chị Nguyễn Thị Soa (55 tuổi, mẹ của Vọng) khuôn mặt khắc khổ giọng trầm buồn: "Tội lắm chú ạ. Đổ bệnh khi 9 tuổi rồi phải ngồi xe lăn đến giờ đó. Mọi sinh hoạt của Vọng đều trên tay của mẹ". Năm 32 tuổi, dù đã khá muộn màng, nhưng hạnh phúc vẫn đến khi chị gặp một người đàn ông rồi "làm bạn" với nhau và sinh được cậu con trai tên Vọng. Hạnh phúc chưa tày gang người chồng mắc bệnh và qua đời khi đứa con dại mới 2 tuổi. Cuộc sống khó khăn nhưng một mình người mẹ nghèo gắng hết sức làm thuê, làm mướn để nuôi cậu con trai ăn học. Khi Vọng học đến lớp 3 thì tự dưng đổ bệnh rồi liệt giường. 5 năm sau, được nhà nước hỗ trợ cho chiếc xe lăn, niềm đam mê được đến trường lại cháy lên trong lòng cậu trò nghèo. Em một mực đòi được đi học.
Nỗi đau thắt lòng của mẹ Những năm học Tiểu học, THCS, nhà còn gần trường nên hàng ngày, chị Soa đẩy xe lăn đưa con đến trường rồi về nhà giặt giũ, soạn sửa công việc trong nhà. Gần đến giờ tan trường thì đến đón con về. Nhưng lên cấp 3, nhà cách trường 6km nên hai mẹ con phải đóng cửa, thuê trọ gần trường để đưa, đón con cho tiện. Căn nhà trọ tồi tàn, chật chội, dột nát, nhưng mỗi tháng cũng phải trả cho người ta ba trăm ngàn. Số tiền đó không hề nhỏ đối với hoàn cảnh nghèo khó của hai mẹ con chị Soa.
Làm chớp nhoáng thế rồi xin về đón con, ai trả cho đồng nào quý đồng đó chứ không thể sòng phẳng như người khác làm đủ ngày, đủ buổi được. "Nhiều khi mệt mỏi lắm, đau yếu trong người không gượng dậy được nhưng cũng phải gắng dậy đưa con đến trường. Những khi trời mưa, gió đẩy xe không lăn bánh cho, hai mẹ con chỉ biết khóc luôn" - Chị Soa sụt sùi. "Cháu nó vẫn rất quyết tâm tới đây sẽ thi vào Đại học ngành CNTT. Công nó ăn học đã 12 năm rồi nên tôi chiều theo nguyện vọng của con. Chứ nói thật, nếu thi đậu thì cũng không biết lấy tiền đâu mà ăn học. Nơi đất khách quê người, biết làm gì để nuôi con" - Chị Soa cố giấu giọt nước mắt không để đứa con tật nguyền nhìn thấy. Cô Nguyễn Thị Tú Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A11 cho biết, Vọng là một tấm gương về nghị lực đam mê học tập, vượt lên số phận. Việc học của em gặp rất nhiều khó khăn nhưng em không hề nản chí. "Gia đình em ấy quá nghèo khó, vất vả, mong rằng sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm chia sẻ, giúp đỡ để ước nguyện chinh phục con đường tri thức của em không bị dang dở" - Cô Tú Anh tha thiết. Trần Văn - Duy Quang |
[Trở về] [Đầu trang]In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin mới khác:
» Hàng nghìn mộ bị lật tung tìm báu vật (01.12.2012)
» Kỳ lạ xã có nhiều người 'không biết lớn' (05.12.2012)
» Đại gia chi 4 tỷ cho tiệc tối Noel (10.12.2012)
» Lao động tự do nhịn ăn lo tết (10.12.2012)
» Ai đã từng khóc khi xem những bức ảnh này? (10.12.2012)
» Cư dân mạng sốt vì "Lời mẹ dặn con gái trước khi lấy chồng" (16.12.2012)
» Hai bà mẹ của người liệt sỹ Gạc Ma (19.04.2013)
» Chợ tình Tây đen của quý bà U50 (14.05.2013)
» Lạ lùng "chợ" buôn nước giữa lòng thủ đô (15.05.2013)
» Ly kỳ chuyện thám tử "lật tẩy" công nghệ ngoại tình (17.05.2013)
Các tin khác:
» Mang bầu 8 tháng, già rụng răng vẫn bán dâm ở Hà Nội (29.11.2012)
» Thâm nhập “phố thác loạn” đất Sài thành (28.11.2012)
» Quý bà săn của lạ (20.11.2012)
» Công nhân khổ vì lương thấp, ăn thiếu chất (10.11.2012)
» Những con số giật mình về “chuyện ấy” (10.11.2012)
» Hà Tĩnh: Hàng trăm hộ dân sống chung với mùi hôi thối (07.11.2012)
» Cạn nước mắt khóc đại tang (16.10.2012)
» Phố Hàn Quốc, Đài Loan giữa làng quê (16.10.2012)
» Những bức ảnh về tình mẫu tử làm người xem bật khóc (16.10.2012)
» Tận mắt quý bà đi 'massage sung sướng' với trai trẻ (15.10.2012)